Nhà thơ của "Trường Sơn đông Trường Sơn tây" đã ra đi
Nhà thơ Phạm Tiến Duật |
>> Thắp lên một lần nữa "Lửa đèn"(*)
>> Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm và để lại nhiều bài thơ nổi tiếng đặc biệt là Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Thơ của ông là tiếng nói ca ngợi tình yêu, tình đồng đội, tình yêu quê hương đất nước với giọng điệu sôi nổi lạc quan có chút gì đó tinh nghịch nhưng cũng rất sâu sắc.
Phạm Tiến Duật đã xuất bản rất nhiều tập thơ như Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); Ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Nhóm lửa (thơ, 1996); Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997). Và mới đây bạn bè của ông đã kịp hoàn thành Tuyển tập Phạm Tiến Duật như là món quà cuối cùng tặng cho một người sống chết với thơ như ông.
Năm 1970, Phạm Tiến Duật đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đặc biệt là bài thơ Cô bộ đội ấy đã đi rồi của ông đã được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20. Phạm Tiến Duật cũng là người dẫn chương trình Dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính Không có kính không phải vì xe không có kính Cô bộ đội ấy đã đi rồi Lũng thì thẳm mà rừng thì sâu Thôi em đừng bẻ đốt ngón tay Để sáu bảy năm em gái xa nhà Nhớ nhau, nhớ nhau ở giữa rừng già Nhớ trưa đỉnh đèo ta đứng ngẩn ngơ Trưa vác gạo ta dừng bên khe Đến chào anh sáng mai em đi Rồi ngày mai xa vắng nơi đây Trường Sơn đông, Trường Sơn tây Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Một dãy núi mà hai màu mây Trường Sơn tây anh đi, thương em Em thương anh bên tây mùa đông Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Ðông sang tây không phải đường thư |
DCT thích "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Trả lờiXóaThơ của Bác Duật đơn giản về từ nhưng nghĩa rất hàm xúc và tình cảm mênh mang DCT ạ. Entry này Walk sưu tầm lâu rồi từ 360 , tiếc nên copy lại đem qua bên này
Trả lờiXóa