Năm 15 tuổi, lần đầu tiên tôi sửng sờ trước vẻ đẹp của một bài thơ và một bài hát. Trước đó, tôi đã nghe một vài bài hát viết về màu tím hoa sim, nghe nhưng chưa ấn tượng lắm và cứ ngở là bài hát do một nhạc sĩ nào đó viết nên.
Bài hát " Màu tím hoa sim" là bài hát đưa tên tuổi ca sĩ Phương Dung vụt sáng trên bầu trời âm nhạc thời ấy. Mà thời tuổi trẻ, ai chẳng đẹp đẻ nhỉ ? Ca sĩ Phương Dung lúc ấy xinh xắn lắm, thon mảnh nữa. Giọng hát cũng rất trong mà không pha the thé như bây giờ trong mấy cái Liveshow của Asia hay Thuý Nga.
Sau năm 75, chị ấy cũng vất vả vô cùng để kiếm sống, đôi lần tình cờ gặp chị ấy ở khu Tân Quý Đông, Nhà Bè, tôi không nhận ra, bà chị dâu gọi hỏi chuyện thì tôi mới tin, vì bà chị dâu cùng hoàn cảnh chồng là sĩ quan đi cải tạo như Phương Dung, chị không hát tiếp được trên sân khấu cũng vì lý do tế nhị ấy.
Bẳng đi 1 thời gian rất lâu, tôi mới biết tin Phươgn Dung đã định cư ở Mỹ, có lẻ chị ấy đi theo diện HO thì phải ( ai biết thì nói bổ sung cho chính xác nhé) .
Thật sự thì Phương Dung hát "Màu tím hoa sim" hay nhưng tôi không ấn tượng lắm, có thì nghe, không có thì thôi. Và sau này khi có bài thơ trong tay, tôi mới biết nguyên nhân vì sao, đó là bài hát " Màu tím hoa sim" chỉ lấy ý của bài thơ chứ không phổ nhạc, có lẻ vì thế, bài hát đã kém sức hút hơn bài hát sau này của Phạm Duy.
Chỉ đến khi nghe Thái Thanh, rồi Elvis Phương hát "Áo anh sứt chỉ đường tà" thì tôi mới sửng sờ, hảng Shotguns thời ấy lại ra liên tiếp 2 tape mới chết chứ ! Phải nói rằng tôi mê cả 2 ca sĩ này hát , chẳng ai kém ai khi thể hiện bài hát này. Thái Thanh hát thì thật là bi thiết, nghe mà cứ rờn rợn như ca từ " Tôi về không gặp nàng, má ngồi bên mộ vàng, chiếc bình hoa ngày cưới đã thành chiếc bình hương...Những đồi sim - đồi tím hoa sim - tím cả chiều hoang biền biệt...". Elvis Phương thì hát quá bi tráng, tiếng hát của anh nghe trầm mà vang như sóng dội, nên cái hồn của bài hát được anh hát vang vang như một khúc quân - hành - ca bi tráng với những đoạn tự sự mà hể nghe tới là Mẹ tôi lại rơm rớm nước mắt " Tóc nàng hãy còn xanh, tôi ngừơi chiến binh xa gia đình - yêu nàng như yêu tình em gái.... Áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh chết sớm , mẹ già chưa khâu...". Có lẻ Mẹ tôi nghe và liên tưởng , và sợ cho các con trai của mình, những đứa con của Mẹ thời chinh chiến.
Từ bài hát, tôi cất công đi tìm nguyên tác bài thơ, nhưng mỗi nguyên tác mà tôi có được lúc ấy, so sánh với nhau thì từng bản thơ lại có rất nhiều điểm khác nhau, thật chẳng biết đau mà lần và cả nhóm bạn yêu thơ của tôi cứ cải nhau ỏm tỏi vì tranh nhau xem bản thơ của ai là nguyên tác chính xác nhất ! Mãi đến về sau này , khi báo chí đưa tin Cty, Vitek VTB mua bản quyền bài thơ này của nhà thơ Hữu Loan với giá 100 triệu đồng thì tôi mới biết các bản thơ trước đây mình có chỉ là dị bản, và bản thơ do nhà thơ Hữu Loan cung cấp cho báo chí là bản thơ chính thức. Và, so sánh thơ và nhạc, tôi thực sự thán phục tài hoa của cả hai - nhà thơ Hữu Loan & Nhạc sĩ Phạm Duy.
Chỉ hơi tiếc một điều, theo cảm nhận của tôi, Phạm Duy đã bỏ sót tứ thơ rất tuyệt vời của Hữu Loan trong khi phổ thơ thành bài hát, đó là tứ thơ :
"Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu..."
Nhất là cái câu"Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành - Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn ", hình tượng quá đổi đẹp đẻ, từ ngữ qua hay và qua tuyệt vời...
Trời ạ, tôi cứ ngẩn ngơ khi cảam nhận mấy câu thơ này :
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
.....................................
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Và, đây là nguyên tác bài thơ do chính Nhà thơ Hữu Loan cung cấp cho báo chí :
ts xin may' bai' này nhé anh!
Trả lờiXóathanks anh!