Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Viết về từ thiện


Lòng từ thiện, thiện nguyện, từ tâm…
Khi chúng ta đọc hay nghe những lời kêu gọi ấy, chúng ta có xúc động và buốt lòng không ? Hay chỉ là thoáng qua một chút dửng dưng, phớt lạnh, sống chết mặc bây !
Bây giờ, khi mỗi ngày mở ra  một tờ báo, đập vào mắt chúng ta là những dòng tin nhức nhối với những thân phận con người. Cả  một thế hệ bị nhiễm độc chất màu da cam mà di chứng còn tiếp nối vài thế hệ nữa. Có những sinh linh đang rên đau tha thiết vì di căn ung thư mà “Thuý” và “Ước mơ của Thuý”  đang kêu gọi chúng ta dành chút ít thời gian và một góc tấm lòng để chia xẻ với các em. Thuý ra đi nhưng em biết ước mơ của em sẽ không mai một, sẽ không lụi chết, vì đạo đức con người chưa tha hoá theo biến động của đồng tiền và nhân cách của công đồng xã hội chưa giãy chết với những dục vọng thấp hèn.

“Ai cho em trở lại kiếp người, và ai cho em ấm áp tình thương…”
Hãy ngoái lại nhìn, nhìn xuống chân của bạn, nhìn vào sâu trong tâm hồn của bạn, để tự hỏi là có bao giờ bạn đã thấy xao lòng trước những cảnh đời bất hạnh ấy chưa ?  Trẻ tàn tật vẫn còn nhìn đời bắng đôi mắt trong trẻo,  trẻ ung thư vẫn còn khao khát  mảnh liệt về một tương lai, và trẻ cơ nhở ( mà xã hội hay gọi là - trẻ - đường - phố) vẫn còn biết tự đứng dậy bằng chính sức lực yếu ớt của mình để mưu sinh. Và, bạn đã làm gì ? Làm gì ?
Đừng, xin đừng so sánh qua những hiện tượng nhất thời của một thiểu số nguời lớn nào đấy giật dây chúng, dẫn dắt chúng vào con đường sa ngã, biến chúng thành kẻ bất lương, hay nhìn chúng qua ánh mắt khinh bỉ vì chúng hôi hám quá, lỏi đời quá  sau những ngày lăn lộn kiếm cơm chật vật…
Hãy ngoái nhìn lại bạn nhé, hãy nhìn xuống bạn nhé, tôi nghĩ là bạn sẽ thấy mình còn nhiều, rất nhiều may mắn hơn những đứa trẻ này, vì, tôi và bạn, chúng ta dù sao cũng có một tuổi thơ không hề biết lo lắng rằng ngày mai mình sẽ có cái gì để ăn cho no lòng, tối nay mình sẽ ngũ ở đâu cho đở lạnh ngoài đường phố…
Bài viết làm cho tôi nao lòng và tự trách mình, vì đôi lúc nào đó, tôi đã nhăn mặt, nhíu mày bực bội và thậm chí xua đuổi một bàn tay nhỏ nhoi đầy cáu ghét chìa ra xin vài đồng tiền lẻ, một lời mời van vỉ xin cho cháu đánh đôi giày kiếm ít đồng ăn cơm trưa…
Không biết là ngày mai hay tuần sau, tháng sau, tôi sẽ làm gì để lòng không còn ân hận, nhưng ít nhất khi đọc bài viết này, tôi tự thấy mình có lỗi, và tôi sao quá đỗi vô tình.



Đau xé lòng, đó là cảm giác của tôi khi đọc bài viết này.
Ở nhà, mọi người trong gia đình chúng tôi không hẹn mà luôn tụ họp khi có chương trình TV “Ngôi nhà mơ ước”, cùng xem , cùng xuýt xoa, cùng cười rưng rưng với những cảnh đời nghiệt ngã, những nụ cuời trong chương trình ấy luôn thấm đẫm nước mắt, nước mắt của hạnh phúc, của mơ ước mà đời người vất vả làm sao !  Chúng tôi không lên lớp bọn nhóc trong nhà, mà để chúng xem, và chúng tự hiểu, rằng dù sao đi nữa, chúng cũng hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người, nhiều bạn đồng lứa tuổi của chúng.
Khi đứa con đẩy cha mẹ vào nhà thương điên, vào nhà dưỡng lão. Khi đứa con xô cha mẹ ra lề đường vì sợ cha mẹ đòi lại quyền thừa kế ngôi nhà… Có phải đạo làm nguời đang xuống cấp không ?
Tôi nghĩ là không, những hiện tượng đó chỉ là cá biệt. Tại sao ? vì khi chúng ta xem “Ngôi nhà mơ ước”, những đứa trẻ trong chương trình đó luôn cháy bỏng khát khao để làm sao và làm gì để phụ giúp cha mẹ trong cảnh nghèo khó, đó chính là tính nhân văn của chương trình, nó đánh động vào và tát tay vào những suy thoái giá trị đạo đức của những thành phố lớn. Nơi mà đồng tiền luôn có thế mạnh làm lung lay nhân cách của con người.
Đứa trẻ trong bài viết này (hay là hằng vạn đứa trẻ  của những gia đình lấy sức lao động cần cù làm lương thực chính để sinh tồn), hồn nhiên quá, sáng trong và thánh thiện quá. Em không mơ là mình được sống trong  một ngôi biệt thự nguy nga tráng lệ vớiđèn chùm pha lê, máy lạnh mát ruợi, sopha êm ái… Ứơc mơ hay giấc mơ của em giản dị mà gần gũi vô cùng, chỉ là  một mái nhà tường lợp tôn, nơi che mưa nắng vững chải cho gia đình của em, thay vì những tấm bạt, giấy thùng tạm bợ mà mỗi cơn mưa, những ngày nắng là một biến động đầy kinh hải …ôi, tôi xót lòng là vậy.
Trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm”, cô bé đốt từng que diêm trong tuyết lạnh chỉ để được thấy từng ước mơ nhỏ nhoi bình dị của mình loé sáng lên trong khoảnh khắc, để rồi l ịm chết dần trong giá lạnh, nhưng hạnh phúc, môi vẫn mỉm cuời. Còn cậu bé trong bài viết này thì ôm trọn vẹn ước mơ của mình vào trong giấc ngũ, giấc ngũ của trẻ thơ. Đó chính là nét đặc sắc của bài viết này. Càng đặc sắc hơn khi  trong giấc – mơ - ngũ  của mình, cậu bé trong bài viết không thấy phép mầu nào như trong cổ tích, mà ngôi nhà trong giấc mơ của bé rất thật, rất đời thường.
“Chạy thôi”, kết của bài viết làm chúng ta xót xa, một cái kết đối chọi đốp chát với giấc mơ của cậu bé. Chúng ta thấy xót xa, nhưng chúng ta lại thấy mở ra và cùng hy vọng với cậu bé, hy vọng là sẽ một ngày không xa, mà rất  gần, gia đình của c u sẽ có được một ngôi nhà. Có phải không ? Thì điều này đang diễn ra đấy thôi, với chương trình “Ngôi nhà mơ ước”. 
Riêng tôi, thì tôi gọi chương trình “Ngôi nhà mơ ước” là chuyện cổ tích giữa đời thường trong thế kỷ 21 này.

8 nhận xét:

  1. Nhà mới ok rồi hen Ka! Ka bỏ chế độ Robot đi để comment cho tiện. Vào Thiết kế=>Cài đặt=>Đăng và nhận xét=>Hiển thị từ..."KHÔNG"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiết kế=>Cài đặt=>Kiểm duyệt nhận xét=>Hiển thị từ..."KHÔNG"
      Ka chỉnh ở mục này giá trị là "KHÔNG", đúng không bé Phụng ?

      Xóa
  2. Chà! Cái trang commenh của Walk coi bộ " hơi bị đẹp" chắc có bàn tay của DCH.

    Trả lờiXóa
  3. Hihi..type sai chữ comment rồi. W sửa giùm nha.
    Bài viết cảm động và ray rứt lắm. Nhưng rồi, mọi cái nó cứ trôi đi..Dòng đời đôi khi tàn nhẫn, lạnh lùng và vô cảm!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Blogspot không tìm thấy nút EDIT và nút QUOTE bạn Anna ơi

      Xóa
  4. Ròm chạy dzô nghía nhà anh Walk nè hehehe để kêu kọp nhà em dzô wàu vài cái coi có seo hông hé hahahăh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hehehe, ka chấp số 10 tấn công á.
      Mà nà, nhà ka chẹp chẹp hông ? hahahaha

      Xóa

LÊN ĐẦU TRANG