Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Bộ Tranh Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam

Bộ Tranh Việt Nam Anh Hùng Dân Tộc


Việt Nam thời dựng nước - nhà nước Văn Lang (2879 - 258 TCN)




Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ. Cha Lạc Long Quân nửa người là thân rồng. Tay ông cầm loại giáo thường dùng của ngư dân (thuận theo thuyết ông dắt 50 con mở mang miền biển). Y phục của Mẹ Âu Cơ dựa vào hình vẽ trên trống đồng và của người Tây Nguyên. Tay cầm bó lúa tượng trưng cho ngành trồng trọt, nông nghiệp (thuận theo thuyết bà dắt 50 con mở mang trên đất liền) Hình ảnh bông lúa cũng hàm ý nói đến nền văn minh lúa nước Việt Nam








Mẹ Âu Cơ bảo vệ lãnh thổ ! Y phục dựa theo y phục đồng bào miền núi và vương miện trên trống đồng. Quyền trượng có hoa sen làm đài nâng 2 nhành lúa trĩu hạt bao quanh bản đồ Việt nam – tượng trưng cho dân tộc Việt nam.










Cha Lạc Long Quân bảo vệ lãnh hải ! Cha Lạc Long Quân cầm giáo loại săn cá của ngư dân.










Vua Hùng. Biểu tượng của nền văn minh lúa nước và đồ đồng thời đại nhà nước Văn Lang.










Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng – Cỡi ngựa sắt phun lửa chống giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6





Nhà Thục và nước Âu Lạc (257 - 207 TCN)

Năm 257 TCN, Thục Phán vua nước Âu Việt tiêu diệt nhà nước Văn Lang, lập nên nước Âu Lạc, hiệu là An Dương Vương






An Dương Vương Thục Phán chém yêu tinh gà trắng xây thành Cổ Loa với sự trợ giúp của thần Kim Qui. Y phục của An Dương Vương phỏng tác theo hình ghi khắc trên trống đồng.





Nhà Triệu và nước Nam Việt (208 - 111 TCN)

Triệu Đà vua nước Nam Hải dùng kế đưa con trai Trọng Thủy qua cầu hôn con gái Mỵ Châu của An Dương Vương mà nhờ đó lấy được bí mật nỏ thần Liên Châu và cách xây dựng thành Cổ Loa. Năm 208 TCN, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc và sát nhập với Nam Hải thành nước Nam Việt, bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Đảo Hải Nam (Trung Quốc hiện nay) và Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (Việt Nam hiện nay)

Năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt bắt đầu thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc





1000 năm Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (111 TCN - 938)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)






Hai Bà Trưng cưỡi voi chín ngà với trống đồng và biểu tượng mặt trời mọc










Lê Chân – Một trong những nữ anh thư lừng danh nước Việt. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú. Bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa và bà rất giỏi thủy chiến. Tranh vẽ một trận thủy chiến của bà.





Khởi nghĩa Triệu Thị Trinh (248)






Bà Triệu – Tranh vẽ thể hiện lời nói hào hùng của bà “đạp sóng dữ, chém cá kình”. Y phục của bà theo y phục áo dài khăn đóng





Khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục (544 - 602)






Lý Nam Đế Lý Bí và Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục.










Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục - Vua đầm lầy ! Tranh vẽ với hình ảnh một Xà Vương theo phò giúp Triệu Quang Phục (đầm Dạ Trạch có nhiều rắn là một yếu tố gây trở ngại cho các cuộc tấn công của giặc Lương)





Khởi nghĩa Mai Hắc Đế (722)






Mai Thúc Loan - Ông mạng Thủy nên dùng màu đen và cỡi trên lưng con Huyền Vũ. Trong tranh là thác Bản Giốc, thác nước của Việt nam





Khởi nghĩa Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương (791-802)






Tranh vẽ theo truyền thuyết ông đánh hổ dữ.





Khúc Thừa Dụ (906 - 907) và Khúc Hạo (907 - 917)






Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo được xem có công trong việc cải cách hành chính và đặt cơ sở cho nền độc lập sau này. Y phục vẽ theo tượng của hai vị tại đền thờ.





Ngô Quyền phá quân Nam Hán - trận Bạch Đằng (938)






Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược.





Nhà Đinh và sự thống nhất đất nước (968 - 979)



Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh được biết tới tài năng quân sự khi còn nhỏ tuổi đã bày trò cỡi trâu đánh trận. Tranh vẽ với ý tưởng đưa hình ảnh cỡi trâu và cờ lau gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh.





Nhà Tiền Lê (980 - 1009)






Lê Đại Hành - Lê Hoàn. Ông từng trông giữ mười đạo quân (thập đạo tướng quân) dưới thời vua Đinh. Cho nên tranh vẽ với bối cảnh đoàn hùng binh. Phía trên có rồng hiện ra tượng trương cho sự trỗi dậy của một nước Đại Cồ Việt. Các cờ hiệu lấy từ các linh vật được tạo ra trong khu đền thờ thời tiền Lê.





Nhà Lý (1010 - 1225)






Vua Lý Thái Tổ nằm mộng thấy rồng bay – dời kinh đô và đặt tên là Thăng Long. Tranh vẽ với một số đặc trưng của Thăng Long










Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bản dịch tiếng Việt. Hình Lý Thường Kiệt được phỏng theo các pho tượng Hộ Pháp Thần tại chùa cổ Việt Nam. Ví ông cũng như các vị anh hùng Việt nam là những vị thần thánh giáng trần bảo vệ non sông.










Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán : Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, Tuyệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư, Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm, Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư










Tô Hiến Thành – chống Chân Lạp xâm lược, chinh phạt Chiêm Thành





Nhà Trần (1225 - 1400)






Hội nghị Diên Hồng - thể hiện tinh thần quật khởi, bất khuất và yêu độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.










Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đang viết bài hịch lưu truyền muôn đời: Hịch Tướng Sĩ. Phía sau là bối cảnh trận đánh oanh liệt tại sông Bạch Đằng.









Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đang điều quân tại trận thủy chiến lừng danh: Chương Dương.










Trần Nhật Duật – danh tướng nhà Trần. Tranh miêu tả trận đánh oanh liệt đi vào lịch sử của ông – trận Hàm Tử







Trần Quốc Toản tay bóp nát trái cam khi không được tham dự hội nghị quân sự cao cấp tại Bình Than










Yết Kiêu – Ông là một gia tướng giỏi của Trần Hưng Đạo, có biệt tài bơi lặn. Tranh vẽ lại hình ảnh một trận thủy chiến của ông.










Trần Bình Trọng thà chết không hàng. Với lối vẽ muốn đưa ý niệm “Sinh vi tướng, tử vi thần” của các anh hùng Việt nam. Khi họ chết hồn phách tạc vào non sông để bảo vệ đất nước. Hình ảnh mãnh hổ như “chúa tể sơn lâm” và cũng là hình ảnh dùng chỉ cho các vị tướng sóai (hổ tướng). Hình ảnh gông xiềng bi đập tan chỉ nước Việt Nam dù bị cai trị ngắn hay dài rồi cũng sẽ có ngày vùng lên quật khởi







Phạm Ngũ Lão đan sọt bên vệ đường. Bối cảnh kiến trúc lấy từ khu lăng tẩm lịch sử của nhà Trần







Công chúa Huyền Trân. Một cuộc hôn nhân đổi lấy bờ cõi từ Chiêm Thành cho Đại Việt. Cảnh vẽ công chúa Huyền Trân tại Chiêm Thành chuẩn bị cho hôn lễ, lòng buồn hướng về quê hương





Nhà Hồ (1400 - 1407)






Hồ Quý Ly và con Hồ Nguyên Trừng. Thời đại nhà Hồ được biết đến bởi những cải cách mới, nhất là sự phát minh súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng)





Nhà Hậu Trần (1407 - 1413)






Đặng Tất – Tướng tài đời hậu Trần (cha của Đặng Dung) Ông đã lãnh đạo quân đội nhà hậu Trần đánh tan quân Minh tại trận Cô Bô – 1 chiến tích oanh liệt của ông. Tranh vẽ lại cảnh Đặng Tất tại Cô Bô. Y giáp dựa vào y giáp nhà Trần.










Đặng Dung dưới trăng mài gươm là một hình ảnh bi hùng trong lịch sử và thi ca (qua bài thơ Thuật Hoài nổi tiếng của ông). Hình ảnh thân thể Đặng Dung lực lưỡng tráng kiện không chỉ miêu tả ông thực vốn là người giỏi võ nghệ mà còn ý kêu gọi người Việt nam phải văn võ song toàn.





Nhà Hậu Lê (1428 - 1527)






Vua Lê Thái Tổ Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Tranh vẽ có thần Kim Qui dâng Thuận Thiên Kiếm. Trong tranh có các chiếc lá với dòng chữ “Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần” theo kế sách của Nguyễn Trãi







Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi tại ải Nam Quan. Không chỉ nói về giai thoại Nguyễn Phi Khanh buộc Nguyễn Trãi quay về tìm cách phá giặc cứu nước mà còn muốn ***g vào tranh hình ảnh ải Nam Quan thuộc chủ quyền Việt nam. Bàn tay chỉ của Nguyễn Phi Khanh cũng nhấn mạnh ý này.







Nguyễn Trãi sau khi đại thắng quân Minh đang thanh thản gác kiếm viết lại bài Cáo Bình Ngô lừng danh. Dòng chữ viết thẳng lên trời như là những dòng thiên thư. Bối cảnh là một phần vách núi ảnh thật của ải Chi Lăng nơi quân Lam Sơn đánh tan tác quân Minh. Trong tranh còn có cây vải và con rắn gợi ý tới vụ án “Lệ Chi Viên” sau này của ông










Lê Lai dũng cảm mặc áo bào của Lê Lợi đột phá vòng vây của quân Minh










Trần Nguyên Hãn – danh tướng của khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê. Tranh phỏng theo tượng Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.







Hai anh em dũng tướng nhà Lê là Đinh Lễ – Đinh Liệt. Tranh vẽ với hai con hổ tượng trương cho hai mãnh hổ tướng Đinh Lễ - Đinh Liệt.










Nguyễn Xí – một trong những khai quốc công thần của nhà Hậu Lê





Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)






Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp tết (có cành đào đất Bắc). Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.










Trần Quang Diệu – Một trong những mãnh tướng trụ cột của nhà Tây Sơn (Tây Sơn thất hổ tướng). Tranh vẽ theo lối hiện đại phỏng theo di tượng của ông tại đền thờ







Bùi Thị Xuân tại pháp trường. Tranh ghi nhận lại phút oanh liệt của bà, hàm ý bà như đã hoàn thành xong nhiệm vụ và nhẹ nhàng, thanh thản trở về trời.





Nhà Nguyễn (1600 - 1945)






Chúa Nguyễn Hoàng - người có công khai phá, mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam. Tranh miêu tả chúa Nguyễn cùng dân di cư xuống miền Nam. Y phục dựa theo tượng của ông tại đền thờ.










Vua Gia Long Nguyễn Ánh thống nhất đất nước sau bao năm dài gian khổ chiến tranh, nội chiến. Tranh vẽ theo di ảnh của ông. Dùng bối cảnh kinh thành Huế vì ông lập kinh đô tại Huế và ảnh bản đồ đất nước vào triều đại của ông. Hai chữ Việt Nam tên đất nước cũng từ triều của ông mà có tới nay.










Lê Văn Duyệt – người có công mở mang đất đai nông nghiệp vùng miền nam. Hình ảnh ông điều hành việc đào kênh Vĩnh Tế.










Hoàng Diệu trong trận tử chiến giữ thành Hà Nội. Di ảnh của ông được dùng trong tranh. Bộ y giáp của triều Nguyễn còn lưu lại tại viện bảo tàng. Cảnh Pháp đánh thành Hà Nội phỏng theo tranh vẽ của sách sử của Pháp










Nguyễn Tri Phương đôn đốc quân chống giặc Pháp đang tấn công thành – Tranh vẽ dựa theo di ảnh chân dung của ông










Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định – Vẽ phỏng theo di ảnh của ông










Tống Duy Tân – Tranh vẽ dựa theo di ảnh của ông










Đinh Công Tráng cùng nghĩa quân tại căn cứ Ba Đình được bao bọc bởi lũy tre dày. Lá cờ của triều Nguyễn và phong trào hưởng ứng hịch Cần Vương.










Nguyễn Thiện Thuật cùng nghĩa binh tại căn cứ Bãi Sậy trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hưởng ứng hịch Cần Vương. Tranh vẽ mô phỏng theo di ảnh của ông










Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Hình vẽ được họa theo di ảnh của Phan Đình Phùng. Cao Thắng bên cạnh, tay cầm súng trường vì ông là người đã sáng chế súng cho nghĩa quân







Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Dùng di ảnh thật của ông đưa vào tranh.










Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân cải trang thương buôn đột kích đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ. Di ảnh chân dung ông được dùng trong tranh và các bó đuốc lá dừa đặc trưng của miền Nam










Tiếp nối truyền thống anh hùng. Tranh thể hiện tráng sĩ Sát Thát trao lại thanh giươm bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ ngày nay.







Chinh phụ tiễn chồng tòng chinh – Lệnh vua hành quân trống kêu dồn, Quan với quân lên đường, Đoàn ngựa xe cuối cùng, Vừa đuổi theo lối sông. Phiá cách quan xa trường, Quan với quân lên đường, Hàng cờ theo trống dồn Ngoài sườn non cuối thôn, Phất phơ ngập trời bay….(Hòn Vọng Phu 1)










Chinh Phụ bế con trông chồng – Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng, Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng. (Hòn Vọng Phu 2)










Việt Nam Anh Hùng – Con Rồng Cháu Tiên – Trai Gái Tài Sắc Vẹn Toàn










Việt Nam Anh Hùng – Con Rồng Cháu Tiên – Tinh Thần Đại Việt Trường Tồn

12 nhận xét:

  1. Hồn tổ quốc bốn nghìn năm huyền sử...

    Trả lờiXóa
  2. Hình đẹp quá Walk hen ....
    Tối nay rảnh , về nhà Em in ra ...

    Trả lờiXóa
  3. ừa, nét vẽ giống họa sĩ ViVi hùi trước 75 hay vẽ cho Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc... Mi vô web này load ảnh chuẩn hơn nà :
    http://www.viettoon.net/phpAlbum/

    Trả lờiXóa
  4. Anh nói , em mới để ý :-)
    ...rất giống nét vẻ của họa sĩ ViVi .

    Trả lờiXóa
  5. ko biết sao chứ em coi thấy tự nhiên xúc động quá!

    nhất là hình Bùi Thị Xuân

    tranh vẽ hơi giống Tàu...

    nhưng có cả HS-TS-thác Bản Giốc...tự nhiên thấy bùn bùn

    Trả lờiXóa
  6. ừa, chắc là đệ tử của ViVi vẽ, vì đường nét rất giống, nhất là đôi mắt trong các tranh rất có hồn, chứ nếu ViVi vẽ thì đều có chữ ký và mộc dưới bức tranh

    Trả lờiXóa
  7. ka cũng xúc động khi xem bộ tranh này. Ka load xuống để dành cho em cháu , sau này tụi nó xem mà biết về huyền sử của tổ quốc

    Trả lờiXóa
  8. wow...rat ki` cong..phai noi la tuyet tac !!!! cam on ka dda chia se nha .
    Xin ka cho mui rinh vi`a nha` hen !!! Mui thich qua chung a`

    Trả lờiXóa
  9. mụi vô web này mà rinh trực tiếp nà, có thuyết mình đầy đủ lịch sử dưới mỗi bức tranh nà :

    Trả lờiXóa
  10. Tranh nay con thieu canh cac giao dan Bui Chu Phat Diem lam tay sai cho thuc dan Phap, cong ran can ga nha.

    Trả lờiXóa

LÊN ĐẦU TRANG