“Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng…”
Có lẻ khi anh Sơn viết bài hát này, anh ấy đang trong 1 tâm trạng hoảng loạn, hay phân vân truớc 1 ngã rẻ của đời, hay anh có dự báo không tốt về mình….Mặt khác, khi nhắc mình đừng tuyệt vọng cũng có nghĩa là mình đang bế tắc...
Nhưng khi viết lên bài hát này, như là 1 lời động viên cho chính mình, là 1 cảnh thức cho sự mềm yếu của cái tôi, cái bản ngã đớn đau mà trong mỗi con người – ai cũng có.
Walk không thích Khánh Ly hát bài này, quá như nhược với chất giọng của chị ấy. Ủa, mà hình như chưa có ai hát hay bài này, ngoài chính tác giả, Trịnh Công Sơn. Anh Sơn hát rất ấm, không than vản hay rên rỉ , anh hát giống như là 1 lời nhắc nhở cho nguời nghe….
“Dying Swan” – Cái chết của con thiên nga.
Hồi xưa, lâu lắm rồi, Walk có 1 cô bạn và 1 thằng bạn là dân truờng múa, đi chơi với tụi nó, riết rồi đâm ghiền Ba lê. Thật là 1 sự khổ luyện, 1 vũ công ba lê để đứng được trên 2 đầu ngón chân là 1 kỳ công, khổ luyện đằng đẳng từ nhỏ tới lớn hơn 10 năm.
Ba lê không còn là múa nữa , nó không đơn thuần là 1 điệu múa hay 1 bài múa. Mà nó đã trở thành kịch múa. Ba lê rất khó biểu diễn đơn lẻ, nó chỉ toát lên vẻ đẹp lộng lẫy thanh thoát và hoành tráng khi chúng ta xem tròn 1 vở kịch múa.
Bởi thế, xem 1 trích đoạn ba lê, chúng ta sẽ rất khó hình dung hơn là xem 1 vở kịch múa ba lê.
Vì thế, hồi xưa, Walk rất mê vở kịch múa “Swan lake”, nhất là xem qua video do nhà hát Bolshoi của Liên Xô củ biếu diễn. Bằng những động tác hình thể khổ luyện thành hoàn mỹ, những buớc nhảy, nét biểu cảm trong cử chỉ múa và nét mặt, Walk mới hiểu vì sao Ba lê được gọi là kịch múa. Diễn viên Ba lê cũng thế, họ diễn sẽ không có hồn nếu múa bằng nền nhạc âm thanh điện tử ! Ít nhất phải là múa trên tiếng đệm Piano sống, 1 vở kịch múa thành công thì phải biểu diễn trên nền nhạc của 1 dàn Orchestra hay giao hưởng gì đó…
Walk đặc biệt mê mẩn trích đoạn “Dying Swan” trong vở “Swan lake”. Hình tượng cánh thiên nga bị tên giảy chết quá đẹp đẻ . Không còn là 1 cái chết tầm thường nữa mà sự bi tráng trên nền nhạc của Tchaixkốpxki và đôi tay-chân uyển chuyển cùng nét mặt đớn đau bi thiết của diễn viên đã biến trích đoạn Solo này trở thành 1 biểu tượng của Ba lê.
Cánh thiên nga chờ chết ? Cánh thiên nga hấp hối và đang tiến dần vào cõi chết ? Không phải thế, qua điệu múa, chúng ta thấy cao hơn cả là sự khao khát về vẻ đẹp của cuộc sống, sự khao khát đó đã nâng giá trị cuộc sống lên rất nhiều và át hẳn đi sự đau thương khi cái chết đang trùm màu áo đen tang tóc lên cuộc sống.
Theo Walk, cái chết của con thiên nga không phải là 1 sự cáo chung, mà chính là từ cái chết ấy đã tôn vinh giá trị vĩnh hằng và đẹp đẻ của sự sống. Thiên nga biết mình sắp chết, nhưng vẫn khát khao sống và tình yêu đối với cuộc sống của thiên nga đã cho chúng ta nhận ra rằng cuộc sống tươi đẹp xiết bao, là 1 đặc ân của mỗi con người chúng ta, mà chúng ta phải trân trọng và tận hưởng nó…
NOTE :
· Bạn hãy xem 2 clip dưới đây, Walk lưu ý, khi xem, bạn hãy thả mình trôi vào tiếng vĩ cầm và dàn nhạc , hãy nghĩ mình chính là cánh thiên nga theo từng động tác múa của diễn viên . Bạn đừng quá căng thẳng hay phân trí vì sao múa như thế, vì sao nhạc như thế, nghĩa là hãy cảm nhận trong sự thư giản trước vẻ đẹp của nghệ thuật, từ đó bạn sẽ cảm nhận như Walk.
· 2 clip, mỗi clip được quay vào mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng cùng 1 diễn viên – Cô Maya Plisetskaya - Ở mỗi giai doạn cuộc đời, cô Maya có sự thể hiện riêng, sáng tạo riêng và cách biểu diễn của cô ở mỗi giai đoạn đã trở thành kinh điển trong lịch sử của Ba lê, không ai biểu diễn trích đoạn này hay bằng cô, mãi cho đến hôm nay…
, .
cảm ơn em !chúc em ngày mới vui khỏe nha !
Trả lờiXóaHồi nhỏ em mê xem múa balê và đoạn trích Dying Swan lắm.
Trả lờiXóaBây giờ đến lượt con em :D