**********************************************************************
.
Khi đọc báo, Walk có thói quen kỳ lạ là hay tìm xem mục nhắn tin và cáo phó. Xem và suy nghĩ, nghỉ về "sinh - ly - tử - biệt". Đó là quy luật của muôn đời, của kiếp nguời. Hồi nhỏ, học Việt Văn, có cái câu "Thuơng hải biến vi tang điền", đã lấy làm thắc mắc ghê gớm, sao biển cả có thể biến thành ruộng dâu? sao vật đổi sao dời nhanh chóng ghê đến thế ? Cũng là thời gian mà thôi, ngắn hay dài, đời như giấc mộng, giấc mộng như trong tiểu thuyết "Hội chợ phù hoa" hay "Giấc mộng đêm hè" !!!.
Tết vừa rồi, dắt bé Ti và bé Tin đi Phan Thiết chơi, hai anh em tắm biển, suýt chút nữa thì lạc mất bé Ti, cả nhà phải tung ra tìm kiếm, kêu gọi vang cả bãi biển, hồn vía bay mất hết. Walk tìm thấy cháu đang đứng khóc ở khu ghế bố cách chổ ngồi của gia đình hơn 2 khu ghế, thì ra thằng bé tắm rồi đi lên và lạc qua khu ghế khác. Ôm cháu mừng mà xót xa quá đổi. Trời, cứ tuởng tượng ra cháu bị lạc thì thương quá, nếu không tìm được cháu, chắc Walk sẽ ân hận suốt đời.
Tối nay, xem ti vi có chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", xem mà rưng rưng nuớc mắt, đoàn viên khi mái tóc đã điểm bạc, khi nguời mẹ lưng đã còng theo gánh nặng năm tháng đi tìm con của mình. Những chương trình như thế này làm lay động lòng nguời và vun đắp cái tình nhân bản.
Ruột thịt mất nhau, đau đáu đi tìm nhau, theo chiều dài năm tháng có còn nguyên vẹn không nhỉ ? Nhưng xem chương trình thì thấy quả thật tình máu mủ quá đổi thiêng liêng, nhưng giọt nuớc mắt đoàn viên như những giọt máu khô vì xa cách, vì tuởng mất nhau vĩnh viễn...
Walk có 1 thằng bạn thân, anh em di tản năm 75, chỉ còn nó và cha mẹ rớt lại. Sau này bảo lảnh cha mẹ qua truớc, nó dính vợ và con cái nên chờ đi sau. Cha mẹ qua truớc cứ phone cho nó mỗi ngày, than thở con không phải là con nữa, hai ông bà già hiu quạnh xứ nguời, muốn gì được đó, nhưng 1 ngày chỉ gặp mặt con được buổi tối ít phút trong giờ ăn, rồi ai về phòng nấy, sống giống như là share nhà ! Thế là thằng bạn phải tìm mọi cách để qua cho bằng được. Khi qua được rồi, cha mẹ chỉ muốn sống với vợ chồng nó mà thôi. Có lẻ là xa cách quá lâu, máu mủ thì vẫn nhớ, nhưng mối quan hệ đã lỏng lẻo đi rồi, và guồng máy xã hội mỗi nơi mỗi khác, hoàn cảnh sống khác đã cuốn con nguời chạy theo nó, cho nên làm nguời già tủi thân chăng ?
.
**********************************************************************
.
.
**********************************************************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét