Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Dạ cổ hoài lang (October 23, 2008)

~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~

Buớc ra từ luỷ tre làng, hàng cau truớc ngỏ, mênh mang cùng sóng nuớc bao la, âm trầm như phù sa đỏ ngầu nuôi béo những mảnh đất quê hương… Bạt ngàn theo cánh đồng lúa từ khi mạ xanh cho tới trổ đòng đòng rồi vàng rực trong nắng trong chiều trong hoàng hôn nhuộm đỏ ánh tà duơng… Bay bổng cùng cánh cò trắng muốt trong nhịp chèo hoà lẩn tiếng oàm oạp con nuớc vổ bờ triều lên….

Đó là câu vọng cổ .

Tình tự quê hương mà sao da diết, ngân mãi trong hồn khúc hoài lang, điệu thức vọng cổ phải nghe trong chiều lộng gió, phải man mác một ký ức hoài hương, và mang trong lòng niềm yêu thương mảnh liệt cội nguồn, thì mới cảm, mới rung tiếng lòng mà nghe ngân dài trên mỗi nẻo đường đất nuớc.

.

Từ nhỏ, Walk đã được mẹ dắt đi coi từ hát bội cho đến tuồng cổ , rồi cải luơng, mà có coi gì đâu, chỉ nghe 1 hồi tiếng đàn tiếng sáo là lim dim ngủ, ngủ cho đến lúc bị đánh thức vản tuồng để lót tót theo mẹ về ! Có lẻ vì vậy mà vọng cổ đã ngấm sâu vào giấc ngủ và đi theo mình dài theo năm tháng mãi cho đến bây giờ.

Cũng thật hay, không phải ai cũng hát vọng cổ được cho dù có chất giọng thiên phú. Muốn hát vọng cổ hay thì phải có tâm hồn, phải đã từng trãi qua nghịch cảnh, phải lớn lên từ nghèo túng, phải cảm nhận cho đến tận cùng cái tình tự quê hương ấy thì mới thể hiện được bằng lời để hút hồn nguời nghe.

Thì đấy, giọng ca ngùi ngùi của Chị Ngọc Giàu, giọng ca não nuột của sầu nữ Út Bạch Lan, giọng ca tha thiết trong vắt của chị Lệ Thuỷ như ẩn sâu 1 đời vất vả của từ chính cuộc đời các chị.

Hoặc 1 nguời có tâm hồn đẹp như chị Thanh Nga thì giọng ca sang cả mà quyến rủ tuyệt vời, chị Phượng Liên sống thế nào mà khi hát giọng ca của chị sang trọng duờng ấy nhỉ ?

Walk chúa ghét và dị ứng cái kiểu hát giọng mái eo éo của Minh Vương, Vũ Luân, Vũ Linh, ghê cái kiểu trang điểm tu sửa sắc đẹp còn hơn quý bà của các kép hát cải luơng, nhìn cái mặt là đã nổi da gà rồi nói chi là ngất đi khi nghe cất lên cái giọng eo éo ấy ! Phải hát sang sảng như Thành Được , phải hát trầm ấm thê thiết như Thanh Sang, Phương Quang thì mới ra kép chứ…

.

Ba mùa “Chuông vàng vọng cổ”, Walk theo dõi cho bằng được không bỏ sót buổi truyền hình trực tiếp nào. Và, rõ ràng là thực tế đã minh chứng cái lý giải ấy của Walk. Những cô gái, những chàng trai chân chất, buớc ra từ ruộng đồng đã mang theo mình cái đất trời lồng lộng của quê hương để thổi hồn vào từng câu vọng cổ ngọt lịm. Rõ ràng là những giọng hát dù có chất giọng hay, dù có kỹ thuật, có đào tạo bài bản, có ăn học ở đô thị, thì vẫn nghe thiêu thiếu 1 cái gì đó, họ hát như là 1 thợ hát thì đúng hơn… Chỉ những ai buớc ra từ ruộng đồng chân chất, chỉ những ai lớn lên từ sông nuớc ruộng đồng thì mới tải được cái hồn của điệu thức vọng cổ và điệu thức ấy thấm sâu vào từng câu từng chữ của bài hát, hoá thành hồn của tình tự quê hương…

Xem Chuông vàng vọng cổ lần ba này, Walk xúc động khi thấy thí sinh tên Phòng trong phóng sự ngắn là 1 nông dân chính hiệu, và thực sự, thí sinh hát quá hay, quá tuyệt vời , nghe mà rung theo từng nhịp điệu, từng luyến láy bổng trầm mà Phòng đã tải vào cái bát ngát của sông nuớc, của những cánh đồng, của 1 tâm hồn chân chất. Cũng như năm ngoái, anh nông dân Lê Văn Gàn đã chinh phục đấu truờng khi buớc ra từ đồng ruộng, buớc lên sân khấu sang trọng của thành phố với dôi chân còn lấm phèn đồng chua nuớc mặn…

.

Có 1 điều khó chịu vô cùng khi xem chương trình đêm nay. Đó là Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc Trịnh xen kẻ chương trình. Trời ơi, Hưng hát “Tuổi đá buồn” của anh Sơn như là hiếp dâm bài hát, chất giọng thì xoàng xoàng chả có gì đặc biệt, trang phục thì ở cái sân khấu rực rở đầy gam màu nóng mà Hưng lại quấn 1 cái foullard dầy cộp quái dị, cũng nhắm mắt rên rỉ, cũng uốn éo kiểu cách đầy kỹ thuật như Thanh Lam mà thấy chối mắt chối tai. Một hạt sạn to như đá tảng làm giảm giá trị của buổi chung kết chuông vàng vọng cổ.

.

Dạ cổ hoài lang, càng thấy thương cho thí sinh Phạm Anh Chàng, từ cái nôi của vọng cổ, thắp hương nơi mộ của nghệ sĩ Cao văn Lầu để buớc ra đấu truờng lớn của khu vực trong cuộc tranh tài lần này.

.

Walk nghĩ, các bạn này có lẻ chỉ xem cuộc thi như 1 cuộc dạo chơi, thành bại không thành với các bạn. Vì, chính các bạn đã có đủ hết tố chất của 1 nghệ sĩ vọng cổ, nếu các bạn hát cho chính mình, cho bà con xóm giềng trong những ngày nhàn nông thì đã là đáng quý rồi. Còn hơn, Nếu thành danh mà trở thành 1 thợ hát thì thât là tiếc cho những vùng đất đã sản sinh ra các bạn.

Và Walk cứ nhớ mãi, những buổi chiều tà, khi mặt trời sắp lặn nơi chân trời, bên biển xanh rạt rào của vùng Duyên Hải thời gian 5 năm ấy, mấy anh em bạn chài ngồi khề khà chung ruợu, đàn và hát cho nhau nghe mấy câu vọng cổ sang sảng hào khí, đẹp lắm, đó là những ký ức đẹp mà Walk đã có được và mang theo suốt đời.

.

~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~

. Photobucket

.

~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG