Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2008

Mấy hôm rày

.

.

.

HAI ĐIỀU ĐÁNG SỢ

Trong cuộc đời mình, có hai điều mà tôi sợ nhất , đó là "Lừa dối" và " Phỉ báng".

Lừa dối khi bị phát hiện, nguời đi lừa dối giống như là bị sỉ nhục, người bị lừa dối thì bị tổn thương, đau đớn và tủi nhục. Nhất là khi mình trao hết sự tin cậy của mình cho 1 nguời duy nhất, nguời mà mình tin rằng niềm tin của mình đã được đặt đúng chỗ. Nhất là khi 1 lời hứa đã được thốt ra, và mình trọn vẹn tin tưởng vào lời hứa đó. Thế rồi, khi phát hiện ra sự tin cậy của mình, niềm tin của mình, đã bị lừa dối 1 cách trắng trợn, đó quả là 1 sự sỉ nhục đối với lòng tự trọng của chính mình và sự tôn trọng của mình đối với tha nhân.

Có những con nguời nói dối 1 cách trơn tru, nói dối thản nhiên như là 1 thói quen và họ sẳn sàng xin lỗi nếu thấy bị phát hiện. Có những lời nói dối nhằm che đậy 1 mục đích, 1 ý đồ bí hiểm nào đó của nguời nói, và chỉ có họ mới hiểu họ nói dối vì mục đích gì ! Cũng có những lời nói dối thơ ngây , những lời nói dối đáng thương với 1 ý đồ tốt lành, những lời nói dối này, đôi khi lại chính là hạnh phúc và niềm vui của nguời bị nói dối.

Cháu tôi, bé Ti, rất yêu quý ông cậu của cháu, nếu cháu có 1 món bánh rất ngon mà cháu rất thích, tôi giả vờ hỏi xin cháu 1 miếng, cháu sẽ chia ngay lập tức nhưng ánh mắt vẫn lộ rỏ vẻ tiếc rẻ. Tôi hỏi, cho ông câu, con có buồn và có tiếc không ? Cháu mở to đôi mắt, thương ông, con mới cho ông, con không buồn, ông ăn đi. Nhưng khi tôi cuời xoà, ông đùa với con thôi, mua cho con ăn chứ ông đã no rồi. Cháu mừng rở và ôm hôn tôi lia lịa. Ôi, cháu yêu của tôi, lời nói dối của cháu sao mà đáng yêu đến thế !

Khi Mẹ của tôi té và đột quy nằm 1 chổ, mẹ thuờng xuyên phải đi cấp cứu, nhưng Mẹ vẫn còn rất tỉnh táo để hỏi tôi, bệnh của mẹ có thể chửa hết không ? Con còn tiền để lo cho mẹ không khi mẹ phải ra vô bệnh viện như cơm bửa thế này, hay là cứ để mẹ nằm nhà chờ chết để khỏi làm khổ con cháu ! Tôi phải buộc lòng để nói dối với Mẹ, bệnh của Mẹ chửa được, nhưng vì tuổi già sức yếu nên hay tái phát nên phải đi bác sĩ theo dõi vậy mà, con còn lo cho mẹ đuợc, nếu hết tiền thì con sẽ nói cho mẹ biết. Tôi phải cày 1 lúc 3 việc, cắt hết các khoản tiêu xài cá nhân và đôi lúc phải đi vay nợ bạn bè để lo cho mẹ, nhưng chị em trong nhà dặn nhau không được hé răng than thở điều gì để mẹ biết, vì tính mẹ là thế, lo cho con suốt đời nhưng rất sợ trở thành gánh nặng cho con cháu... Tôi không hiểu tại sao mình nói dối với mẹ, nhưng tôi tin rằng mẹ luôn an tâm khi con cái quây quần chăm sóc mẹ lúc tuổi già bóng xế, và khi mẹ ra đi, đi rất nhẹ nhàng với nụ cuời thanh thản trên môi và đôi mắt nhắm nghiền hạnh phúc.

Đọc đâu đó trong sách vở, có nhà văn viết rằng, cái miệng là nụ hoa của nhân loại, nơi mà những điều tốt đẹp lẫn tồi tệ sẽ được thốt thành lời, nó chỉ là nụ hoa khi ta nói ra lời hay ý đẹp và nó trở thành đại ngục khi ta nói ra những lời độc địa xảo trá và đớn hèn. Sự phỉ báng là 1 hình thức phản kháng của con nguời về 1 điều gì đấy. Nhưng là sự phản kháng theo góc độ đê tiện và nhỏ nhặt mà không phải là sự phản kháng để đấu tranh cho 1 điều gì đó tốt đẹp hơn.

Tôi rất sợ khi nghe những lời phỉ báng. Những lời phỉ báng được chính chủ nhân của nó mặt đối mặt thốt ra thì còn có thể chịu đựng được, nếu mình là nguời đón nhận biết phân biệt phải trái, điều hay lẻ phải. Đáng sợ hơn cả là những lời phỉ báng -nhát - dao - đâm - từ -sau - lưng ! Tôi thật sự sợ hãi những kiểu phỉ báng như thế này, sợ hãi đi kèm với ghê tởm. Nhà văn Khái Hưng đã viết rất hay về những con nguời như thế với cách dùng từ không thể nào chính xác hơn, đó là "thớ lợ".

Tôi đã giao tiếp rất nhiều và tự rút kinh nghiệm cho chính mình khi gặp loại nguời như thế. Một nguời vừa mới khen mình nức nở nghe mà suớng, thế nhưng, khi mình vừa đi khỏi thì quay qua nói xấu mình khôgn còn mức nào để nói với nguời khác. Tôi đã vô tình trở thành 1 chứng nhân bất đắc dĩ như thế khi 1 bà trong cơ quan vừa mới chị chị em em khen ngợi ngọt xớt với 1 cô khác, khi cô ấy vừa ra khỏi phòng thì lập tức trở mặt nói xấu tàn tệ cô ấy. Tôi bật cuời ha hả và đốp lại lập tức 1 cách nhẹ nhàng khi bà ấy hòi tôi, sao em cuời gì mà ghê vậy, tôi cuời vì chị, chị có mấy bộ mặt trong 1 ngày ?

VÀ...

Tôi đã hứa, hứa với em , sẽ trọn lòng chung thuỷ với em, và tôi cũng được nghe em hứa với tôi như thế. Trong hoàn cảnh nghịch dời như vậy, tôi và em không thể đến với nhau như 1 đôi biền ngẫu, thì hứa và giữ lời hứa với nhau như là 1 lới minh chứng cùng trời đất để đi bên nhau co đến hết cuộc đời...

Em đã không giữ được lời hứa với tôi, em đã lừa dối tôi để đi với rất nhiều nguời khác khi tôi không có mặt ở bên cạnh em. Lúc phát hiện ra, không chỉ là 1 lần, tôi sống theo nguyên tắc cá nhân của tôi "Nhất hoá Tam" , quá tam ba bận, tôi đã tha thứ cho em, và không thể có lần tha thứ t nào nữa khi lần thứ tư làm cứa nát tâm hồn tôi.

Tôi chỉ yêu cầu em trong lần gặp mặt cuối cùng, là hãy quên tôi đi, và cho tôi xin lại lời hứa mà tôi đã trao cho em, vì em, vì em đã không giữ được lời hứa của chính em... Chia tay, là vĩnh viễn, em đã đánh mất tôi, và tôi không hề nuối tiếc khi chia tay với em...

Có chăng, chỉ man mác buồn khi nhớ lại, khi đọc lại bài thơ tôi đã viết cho em , khi ta không ở bên nhau...

.

.

Photobucket

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG