Thứ Ba, 2 tháng 9, 2008

Hạc cầm gọi vạc kêu sương

.

.

.

.

TẢN MẠN

.

Hạc cầm

Từ nhỏ, tôi đã mê cái hình tượng trong mấy film La Mã, cô gái tóc vàng óng ả, cài nhẹ 1 vòng nguyệt quế trên suối tóc, chiếc áo trắng trãi dài, tay ôm chiếc đàn Lyre - hạc cầm. Thanh thoát lắm, cứ như là ở trên thiên đàng vậy.

Mà bây giờ cũng rất ít thấy hạc cầm biểu diễn, cũng ít thấy trong các dàn nhạc. Hiếm hoi lắm mấy thấy trình tấu trong các giàn Orchestra của Nhạc viện hoặc trong các buổi hoà nhạc quốc tế trên TV.

Mà cũng lạ, tiếng của hạc cầm và đàn cyclophone nghe rất thánh thót, trong trẻo như tiếng khánh, như tiếng reo chưa kịp thốt đã tắt, như nụ cuời chưa kịp nở đã khép môi, chỉ đọng lại tiếng ngân dài, dài xa ngái…

Hay là nói như nhạc sĩ Trọng Đài vì mình có tâm trạng, tâm hồn mình vốn là “Tình riêng bỏ chợ, tình nguời đa đoan…” cho nên cứ mê mãi khắc hoạ ký ức với hạc cầm ?

Cái cò, cái vạc , cái nông… trong ca dao cũng khắc khoải là thế. Có ai bảo thân cò là suớng không nhỉ ? Hay chỉ là lời trách thầm ray rứt “Uổng công anh xúc tép nuôi cò” ? Tôi không biết, nhưng dân gian đã lấy mấy loại điểu cầm này làm hình tuợng cho 1 đời vất vả gian nan, “Con cò lặn lội bờ ao – gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non…”.

Trong đó, tôi lại ấn tuợng nhất với “cái vạc”, thuở nhỏ, học ca dao tục ngữ chả biết con vạc hình dạng là thế nào mà vẫn thích. Có lẻ là do tôi nhạy cảm với ngữ âm chăng ? Tại sao lại là VẠC, vạc là đục, là chạm khắc, là xéo 1 mảnh, đồng âm trong phương ngữ Nam bộ với Vạt , vạt áo, vạt ruộng… Phát âm nghe rất hay, và vì thế trong 3 cái con khổ nhất của ca dao, tôi thích nhất con vạc.

Và từ đó, trong văn học , hình tuợng con vạc kêu suơng cứ ám ảnh tôi mãi, đá trông chồng nghìn năm bạc trắng, hòn vọng phu ngóng tự nghìn xưa. Vạc kêu sương , ôi chính từ trong thành ngữ ấy mà đã theo tôi mãi đến bây giờ…

Và tôi viết, bật ra như từ tiềm thức, một bài thơ cũ mà đọc lại nghe nao lòng… với điều đang nắm bắt và có được hôm nay, tôi cứ như con chim bị tên, thấy cành cong là sợ. Sợ ai đó lại làm cứa nát trái tim mình, vốn dĩ đã đầy vết sẹo…

.

.

Photobucket

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG